THIẾT KẾ LẠI SỰ NGHIỆP VÀ TỔ CHỨC HẬU COVID

Loại vé
Mở bán đến
Số lượng
Đăng ký cá nhân
1,200,000đ
Hết vé
Hết vé
Đăng ký theo nhóm từ 3 người trở lên
1,000,000đ
Hết vé
Hết vé
Thành tiền
0.00đ
Giới thiệu sự kiện

Covid-19 đã tạo ra các thay đổi và thách thức chưa bao giờ có cho mỗi cá nhân và các doanh nghiệp. chúng ta nghĩ rằng mình cần thay đổi công việc, đổi nhân viên, thay lãnh đạo hay tái cấu trúc tổ chức của mình, nhưng chúng ta thường không biết rằng cái gì đang hoạt động tốt, cái gì không!


Nhiều khi, vấn đề mà chúng ta muốn giải quyết thì không có lối ra. Và nếu không có lối ra, thì đó có thể không phải là vấn đề! Chúng ta có thường xuyên kiểm tra xem chúng ta có đang giải quyết đúng vấn đề? Hay chúng tacó đang để vấn đề trở thành những câu chuyện cá nhân, và mắc kẹt vào trong những câu chuyện đó?


Trong bối cảnh đó, đặt lại vấn đề là một trong những tư duy quan trọng nhất để hết kẹt! Đặt lại vấn đề cũng đảm bảo chúng ta đang giải quyết đúng vấn đề cần được giải quyết. Thiết kế lại sự nghiệp hay tổ chức đòi hỏichúng ta có những lần đặt lại vấn đề quan trọng để giúp chúng ta lùi lại, kiểm tra lại những định kiến của mình và mở ra những khả năng tạo ra giải pháp mới.


Hãy cùng tham gia vào workshop: "THIẾT KẾ LẠI SỰ NGHIỆP VÀ TỔ CHỨC HẬU COVID", để được truyền cảm hứng và định hình lại bản thân với các công cụ và tư duy cần thiết:

- Ứng dụng công cụ [Reframe Problem] trong bước xác định vấn đề (define problem) của quy trình tư duy thiết kế vào tình huống cụ thể của cánhân/ tổ chức

- Có khả năng xác định/ phân tích/ phân biệt [Problem] / [WickedProblem] / [Gravity Problem] / [Worthy Problem] và đưa ra được hướng tiếp cận cho từng nhóm vấn đề.

- Áp dụng các nguyên lý sáng tạo của Tư duy thiết kế vào quá trình tái cấu trúc tổ chức và thiết kế lại sự nghiệp cá nhân.

- Tạo/ thiết kế được ngay lập tức mô hình đầu tiên để đưa vào áp dụng và thử nghiệm cho cá nhân/ tổ chức.


--


THỜI GIAN & ĐỊA ĐIỂM

· Thời gian: 08:00 – 12:00, Thứ 6, Ngày 13 tháng 11 năm 2020,

· Điạ điểm: Kafnu Co-working Space, 92A Nguyễn Hữu Cảnh, P.22,Q. Bình Thạnh, TP.HCM


--


LỊCH TRÌNH

· 08:00 – 08:30: Đón tiếp

· 08:30 – 09:15: Keynote: “Thiết kế lại sự nghiệpvà tổ chức hậu Covid” – Diễn giả Nguyễn Phi Vân

· 09:15 – 11:30: Creative Workshop: Trải nghiệm ứng dụng các Nguyên lý sáng tạo của Tư duy thiết kế vào tái thiết kế sự nghiệp và tổ chức.

· 11:30 – 12:00: Bài học và áp dụng cho mỗi cá nhân và tổ chức - Diễn giả Nguyễn Phi Vân.


--


ĐỐI TƯỢNG THAM GIA

· Giám đốc điều hành, HR, Marketing và các lãnh đạo, quản lý bậc trung, nhân viên quan tâm đến thiết kế lại tổ chức,

· Các chuyên gia và cá nhân quan tâm đến áp dụng tư duy thiết kế vào thiết kế lại cuộc sống của bản thân.


--


THÔNG TIN VỀ KHÁCH MỜI VÀ BAN TỔ CHỨC

Phần chia sẻ và thảo luận với chuyên gia: Cô Nguyễn Phi Vân,

- Cố vấn về Đổi mới sáng tạo - Bộ KH&CN Việt Nam và UNDP,

- Chủ tịch - Vietnam Angel Network, Open Innovation Vietnam, Saigon Innovation Hub,

- Hội đồng cố vấn - Hội đồng Giám đốc Tiếp thị Châu Á Thái Bình Dương (CMO), NeoHub,

- Cố vấn nhượng quyền - Chính phủ Malaysia và Saudi Arabia,

- Đồng tác giả cuốn sách và album nhạc đầu tiên kết hợp với Trí tuệ nhân tạo Nym,

- Kết nối với Cô tại: https://vn.linkedin.com/in/phivannguyen


Workshop bởi: Arkki for Enterprise

- Arkki for Enterprise là chương trình Huấn luyện doanh nghiệp của Học viện sáng tạo Arkki đến từ Phần Lan nhằm nhằm giúp doanh nghiệp áp dụng các nguyên lý sáng tạo của Tư duy thiết kế (Design Thinking) vào các vấn đề nan giải của doanh nghiệp, thông qua phương pháp Sáng tạo thông qua vui chơi (Productive Play) và Tiếp cận tích cực (Positive Approach)

- Các giải thưởng Quốc tế:

+ UNICEF Inspire Award 2019: Meaningful Child-Participation

+ Top 15 - The World Innovation Summit for Education (WISE) 2020,

+ Top 100 - HundrED 2019 Innovation,

+ Design Deed of the Year - Design from Finland 2018

- Đã triển khai cho:

+ Đối tác nội dung: ASEAN Corporate Innovation Summit 2018 by RISE, InnoLab Asia,

+ Công ty, tập đoàn: Unilever, Manulife, Haravan, Dsquare, Shinhan Bank, Shopee, v.v.

+ Trường Đại học và Phổ thông: Đại học Văn Lang, Wellspring Saigon, SS Global, v.v.

+ UBND: Tỉnh Bến Tre, Tỉnh Đồng Tháp, v.v.

Design thinking - hoa tiêu giữa biển sáng tạo

Ngày 9 – 10/09/2020, Khoa Mỹ thuật và Thiết kế Trường Đại học Văn Lang đã tổ chức chương trình Coaching Workshop với chủ đề: Đổi mới sáng tạo và Tư duy thiết kế (Creative Innovation Camp - Design Thinking) dành cho 20 giảng viên thuộc 5 ngành học của khoa.


Coaching Workshop chủ đề "Đổi mới sáng tạo và Tư duy thiết kế" là chương trình được thực hiện dựa trên chủ trương xây dựng chương trình đào tạo ngành thiết kế giai đoạn 2020 – 2025 của Khoa Mỹ thuật và Thiết kế Trường Đại học Văn Lang. Chương trình đã đem đến cho giảng viên tham dự những góc nhìn mới, thiết thực hơn về hiện trạng ngành thiết kế Việt Nam nói riêng, thiết kế khu vực và thế giới nói chung. Với điểm nhấn là phương pháp Tư duy thiết kế, buổi workshop cũng giới thiệu đến người tham dự một “công cụ” hữu ích, hỗ trợ giảng viên giải quyết nhiều vấn đề trong giảng dạy lý thuyết thiết kế và thực hành đồ án.

Workshop diễn ra trong 2 ngày, với sự dẫn dắt của 2 diễn giả đến từ Arkki cùng 20 giảng viên Khoa Mỹ thuật và Thiết kế tham dự

Workshop được diễn ra với sự hướng dẫn của 2 diễn giả Lê Duy Linh và Lê Viết Đạt - chuyên gia về Tư duy thiết kế và Đổi mới sáng tạo đến từ Arkki - Chương trình nhượng quyền từ Phần Lan đào tạo về tư duy thiết kế (design thinking), giáo dục đa bộ môn STEAM và hệ thống kỹ năng thế kỷ 21.


ThS. Nguyễn Đắc Thái, Phó Trưởng Khoa Mỹ thuật và Thiết kế Trường Đại học Văn Lang nhận xét: “Workshop cung cấp một góc nhìn mới về quy trình sáng tạo cũng như phương thức trình bày ý tưởng một cách thuyết phục. Design Thinking có thể giúp sinh viên có phương pháp tư duy hệ thống, lập luận có cơ sở để tìm ý tưởng và từ đó đề xuất những giải pháp thiết kế phù hợp.”


Khi thị trường không ngừng biến đổi, con người sản sinh hàng ngàn nhu cầu cho cuộc sống mỗi ngày thì mỗi lĩnh vực nghề nghiệp là một chiến trường cạnh tranh khốc liệt. Ai cũng muốn làm ra sản phẩm thu hút người tiêu dùng nhưng không phải ai cũng nắm được phương pháp tạo nên một sản phẩm đáp ứng đúng kỳ vọng của khách hàng. Chính lúc này, Design Thinking bắt đầu được hình thành và áp dụng rộng rãi trong nhiều doanh nghiệp nổi tiếng toàn cầu.


Design Thinking là gì?

Khi thị trường không ngừng biến đổi, con người sản sinh hàng ngàn nhu cầu cho cuộc sống mỗi ngày thì mỗi lĩnh vực nghề nghiệp là một chiến trường cạnh tranh khốc liệt. Ai cũng muốn làm ra sản phẩm thu hút người tiêu dùng nhưng không phải ai cũng nắm được phương pháp tạo nên một sản phẩm đáp ứng đúng kỳ vọng của khách hàng. Chính lúc này, Design Thinking bắt đầu được hình thành và áp dụng rộng rãi trong nhiều doanh nghiệp nổi tiếng toàn cầu.


Design Thinking hay còn gọi là Tư duy thiết kế, là mô hình hỗ trợ con người thiết kế giải pháp hợp lý cho vấn đề. Một quy trình Design Thinking gồm 5 bước:

Empathize: đặt câu hỏi để tìm hiểu ngọn nguồn vấn đề, đối tượng;

Define: phân tích, xác định trọng tâm của vấn đề;

Ideate: sáng tạo giải pháp thông qua brainstorm, trao đổi nhiều ý tưởng trong cùng nhóm;

Prototype: hữu hình hóa các ý tưởng, tạo ra sản phẩm mẫu để nhìn nhận trực quan, loại bỏ hạn chế, chọn ra giải pháp tối ưu nhất;

Test: thử nghiệm và thu nhận phản hồi.



Quy trình gồm 5 bước của Design Thinking (nguồn ảnh: Ianin Heath, UX Collective)


Ngược lại với tư duy một chiều theo lối mòn, đánh giá nhu cầu của đối tượng một cách cảm tính dẫn đến sản phẩm đưa ra thiếu hiệu quả, Design Thinking tiếp cận đối tượng, đặt con người là trung tâm để nhìn nhận vấn đề ở nhiều góc độ khách quan, thực tế, sau đó mới đưa ra hướng giải quyết triệt để, thiết thực, sản phẩm làm ra có tính hữu dụng cao.


Design Thinking – hoa tiêu giữa biển sáng tạo



Workshop gồm nhiều hoạt động nhóm thú vị, giúp các thầy cô Khoa Mỹ thuật và Thiết kế Trường Đại học Văn Lang thực hành phương pháp Design Thinking với mô hình Tư duy 5 bước kết hợp Kim cương đôi.


ThS. Hồ Thị Thanh Nhàn, giảng viên ngành Thiết kế Nội thất cho biết: “Lần đầu tiếp xúc với khái niệm Design Thinking, mình đã nghĩ nó như một phương pháp luận sáng tạo liên quan trực tiếp đến ngành thiết kế (design). Nhưng sau khi tham gia workshop này, mình mới nhận ra Design Thinking có thể vận dụng vào vô vàn lĩnh vực và thật sự hữu ích khi tư duy giải quyết bất kỳ vấn đề gì. Giảng viên có thể áp dụng Design Thinking để thấu hiểu nhu cầu của sinh viên hơn và tạo ra nhiều thay đổi hiệu quả từ phía người dạy. Design Thinking có thể góp mặt để phát triển và xây dựng chương trình học của ngành.”


Với phương pháp chia sẻ thông tin lý thuyết và áp dụng mô hình Tư duy 5 bước kết hợp Kim Cương Đôi vào các bài thực hành nhóm ngay tại workshop, giảng viên Khoa Mỹ thuật và Thiết kế Trường Đại học Văn Lang được trải nghiệm, làm quen với một “công cụ” tư duy mới một cách sôi nổi, thích thú. Thầy Trần Quang Tri, giảng viên ngành Thiết kế Đồ họa Truyền thông Tương tác cho biết, Design Thinking đem lại rất nhiều lợi ích cho các sinh viên: “Design Thinking giúp sinh viên có thể tự lên ý tưởng và chủ động nghiên cứu tìm ra ý tưởng, tránh việc bị “art block” (bế tắc trong việc sáng tác vì thiếu ý tưởng hoặc mắc kẹt trong chính nội dung mà mình sáng tạo). Đồng thời, Design Thinking cũng giúp sinh viên “recheck” (kiểm tra, rà soát lại) những ý tưởng “xuyên không gian và thời gian của mình” để xác định chuẩn xác mục tiêu chính của project.”


Đồng quan điểm, ThS. Nguyễn Thị Uyên Uyên, giảng viên ngành Thiết kế Công nghiệp (Tạo dáng sản phẩm) cho rằng trong quá trình say mê với muôn vàn ý tưởng (brainstorm), sinh viên rất dễ “đi lạc”. Phương pháp Design Thinking sẽ giúp sinh viên nhận diện được bản chất vấn đề, xác định được khía cạnh nào là trọng tâm và vạch ra hướng giải quyết đúng đắn.



Design Thinking có thể là một hoa tiêu đắc lực cho bạn trong quá trình sáng tạo.



Design Thinking có thể là một “hoa tiêu” đắc lực cho người sử dụng khi giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, người sử dụng phải học cách làm chủ được nó và có cách ứng dụng hợp lý trong nhiều tình huống khác nhau. Thầy Trần Quang Tri nói: “Design Thinking vẫn tồn tại một vài yếu điểm như phải thật sự thuần thục mới có thể đáp ứng kịp thời những deadline trong ngành Đồ họa Truyền thông Tương tác vốn chịu nhiều áp lực sáng tạo trong khoảng thời gian rất cạnh tranh. Thêm nữa, việc lên ý tưởng nhóm cần có “sự đồng hành” giữa các thành viên. Nếu không, quá trình có thể gây ra tranh cãi lớn, không tốt cho công việc tập thể. Kỹ năng làm việc nhóm thật sự rất quan trọng!”

Đối với cô Lê Thị Thanh Nhàn (Trưởng ngành Thiết kế Thời trang), Design Thinking không nên hiểu như một quy trình cứng nhắc, sẽ khiến người thiết kế không linh hoạt và ứng biến tốt, đặc biệt với một ngành như Thiết kế Thời trang – nơi vấn đề cốt yếu chính là áp lực luôn phải sáng tạo, thiết kế cái mới.


Giảng viên Khoa Mỹ thuật và Thiết kế Trường Đại học Văn Lang nhận chứng nhận tham gia coaching workshop


Tạo nên một không gian trao đổi học thuật thoải mái, chương trình Coaching workshop chủ đề "Đổi mới sáng tạo & Tư duy thiết kế" đem đến nhiều thay đổi tích cực cho giảng viên Khoa Mỹ thuật và Thiết kế Trường Đại học Văn Lang trong tư duy về phương pháp tiếp cận và giải quyết vấn đề, đặc biệt là những vấn đề trong lĩnh vực thiết kế cũng như giảng dạy chuyên môn.

Thông tin sự kiện

THIẾT KẾ LẠI SỰ NGHIỆP VÀ TỔ CHỨC HẬU COVID

Thời gian: 08:00 - 12:00 Thứ sáu, 13/11/2020
Địa điểm: Kafnu Co-working Space, 92A Nguyễn Hữu Cảnh, P.22,Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Số điện thoại: 0961149735

Thông tin đơn vị tổ chức

Arkki for Enterprise

Thông tin vé
Design thinking - hoa tiêu giữa biển sáng tạo
Hướng dẫn mua vé Hướng dẫn check-in

Bạn sắp tổ chức sự kiện và muốn có một website sự kiện tuyệt đẹp và một hệ thống quản lý, check-in hiện đại?

Tạo ngay sự kiện với BigTime Tìm hiểu thêm

web analytics